Cách tải, cài đặt driver cho máy tính cực đơn giản, nhanh chóng

1. Thứ tự cài đặt driver cho máy tính

– Vì sao nên cài driver theo thứ tự?

+ Giúp máy tính, laptop hoạt động bình thường và ổn định.

+ Tăng hiệu suất hoạt động cho máy tính.

+ Tránh xung đột phần mềm.

+ Tránh trường hợp không cài được một số driver (do không cài đúng thứ tự).

– Thứ tự cài đặt driver này có thể áp dụng cho tất cả các dòng máy tính, laptop hiện nay như: Dell, Acer, Asus, HP, Lenovo, MSI, Sony,… và áp dụng cho tất cả phiên bản hệ điều hành Windows 7, Windows 8, và Windows 10.

1.1 Driver Chipset

Driver Chipset là phần mềm quan trọng nhất của một chiếc máy tính bởi nó làm nhiệm vụ điều khiển toàn bộ hệ thống máy tính, đảm bảo liên lạc giữa RAM, CPU, kiểm soát tốc độ cũng như liên kết các thành phần trong máy tính.

Vì vậy, bạn phải cài Driver Chipset đầu tiên, nếu không rất dễ xảy ra lỗi xung đột, không tương thích giữa các bộ phận với nhau.

Phần mềm Driver Chipset

1.2 Driver card màn hình

Driver card màn hình giúp bạn xử lý đồ họa, video hay game, tránh tình trạng màn hình xanh khi đang sử dụng, Tuy nhiên, nếu laptop của bạn có 2 card màn hình thì nên ưu tiên Card Intel Onboard trước, sau đó là driver Card đồ họa rời.

Phần mềm Driver card màn hình

1.3 Driver âm thanh

Driver âm thanh là phần mềm quản lý toàn bộ âm thanh trên máy tính như âm thanh hệ thống, âm thanh đa phương tiện,… Cài đặt Driver âm thanh sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng âm thanh, không bị hiện tượng mất kết nối hay âm rè.

Phần mềm Driver âm thanh

1.4 Driver card mạng LAN, WiFi, Bluetooth

Bạn nên cài Driver card mạng theo thứ tự Driver LAN > Driver WiFi > Driver Bluetooth để đảm bảo thiết bị có thể kết nối mạng và chia sẻ dữ liệu tầm gần (Bluetooth).

Phần mềm Driver card mạng LAN, WiFi, Bluetooth

1.5 Driver TouchPad (Chuột cảm ứng)

TouchPad là driver khá quan trọng giúp điều khiển, tương tác với bàn rê chuột cảm ứng trên laptop.

Phần mềm Driver TouchPad

1.6 Driver Utilities

Driver Utilities là phần mềm quan trọng, bởi đây là phần mềm riêng của các hãng laptop hỗ trợ người sử dụng tải các phần mềm, tiện ích riêng cho thiết bị của họ.

Phần mềm Driver Utilities

2. Cách kiểm tra, cài đặt driver cho máy tính Dell bằng Device Manager

Bước 1: Chọn biểu tượng Tìm kiếm > Gõ device manager > Chọn Device Manager.

Chọn Device Manager

Bước 2: Chọn một thiết bị cần cập nhật > Click chuột phải vào thiết bị cụ thể > Chọn Properties.

Chọn Properties

Bước 3: Click chọn Update Driver.

Chọn Update Driver

Bước 4: Chọn Search automatically for drivers.

Chọn Search automatically for drivers

Bước 5: Chờ máy tính tìm kiếm và cập nhật xong > Click chọn Close.

Chọn Close để hoàn tất

Tên gọi 1 số Driver phổ biến cần cài đặt trên máy tính:

+ Display adapters: Driver card màn hình (card on board và card rời).

+ Firmware: Driver BIOS Dell.

+ Network adapters: Driver mạng (Mạng LAN, mạng Wi-Fi).

+ Sound, video and game controllers: Driver âm thanh.

+ Universal Serial Bus controllers (USB): Driver USB.

3. Cách tải, cài đặt thủ công driver cho máy tính Dell

Service Tag là dãy kí tự đi kèm theo mỗi máy tính Dell bán ra. Đây cũng chính là công cụ giúp người dùng tìm kiếm chính xác Driver cần đặt cài cho mỗi máy tính.

Bước 1: Kiểm tra Service Tag trên máy tính Dell bằng cách kiểm tra dãy số Series Tag ở mặt lưng sản phẩm.

Kiểm tra Service Tag trên máy tính Dell

Bước 2: Tải driver từ trang chủ Dell bằng cách thực hiện các thao tác dưới đây:

+ Truy cập vào đường dẫn tải Driver Dell TẠI ĐÂY hoặc bạn có thể tìm kiếm trên Google từ khóa Dell Support Driver.

+ Gõ vào số Service Tag của laptop Dell vào khung tìm kiếm > Nhấn biểu tượng tìm kiếm (kính lúp).

Truy cập vào đường dẫn tải Driver Dell

+ Bấm vào mục DRIVERS & DOWNLOAD > Chọn vào Operating system hệ điều hành mà bạn đang sử dụng.

Chọn hệ điều hành Operating system

+ Chọn Driver cần tải về > Nhấn Download.

Download driver cần tải về

Tên gọi và ý nghĩa của các driver trên trang web Dell:

– Chứa cụm từ Graphics Driver: Tức là Driver card màn hình.

 Intel Rapid Storage: Driver quản lý ổ đĩa.

– Chứa cụm từ Ethernet, WiFi: Driver mạng.

 Memory Card: Driver đọc thẻ nhớ điện thoại, máy ảnh.

– BIOS: Driver BIOS.

– Audio: Driver âm thanh.

Bước 3: Cài đặt driver. Bạn nên cài đặt theo đúng thứ tự như ở phần trên để tránh trường hợp lỗi xung đột, lỗi không cài được Driver. Sau đó, bạn hãy khởi động lại máy tính, laptop để hệ thống lưu lại các thay đổi, cài đặt.

Cài đặt driver

4. Một số trang web cài đặt driver của các hãng laptop hiện nay

Nếu như bạn đang sử dụng một số dòng Laptop, bạn có thể tải và cài đặt Driver cho Laptop của bạn bằng cách truy cập vào những trang dưới đây:

– Đối với laptop Asus: https://www.asus.com/support

– Đối với laptop Acer: https://www.acer.com.vn/ac/vi/VN/content/drivers

– Đối với laptop HP: https://www8.hp.com/vn/en/support.html

– Đối với laptop Lenovo: https://support.lenovo.com/us/en

– Đối với laptop LG: https://www.lg.com/us/support

– Đối với laptop MSI: https://www.msi.com/support/download

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*

twenty − 10 =